Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thế giới là những yêu cầu về số lượng các nhà xưởng phục vụ hoạt động phát triển kinh tế. Do đó những thông tin liên quan đến ngành vấn đề thiết kế và xây dựng các công xưởng đặc biệt được quan tâm trong thời gian gần đây. Trong bài viết lần này ASIE E&C sẽ cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến các vấn đề tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp.
1. Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng sản xuất
Một trong những yếu tố giúp một công trình có thời gian hoạt động lâu dài là phần nền. Bởi đây là nơi chịu nhiều tác động nhất khi công trình đi vào sử dụng. Do vậy tuân thủ các tiêu chuẩn cho nền nhà xưởng sản xuất cực kỳ quan trọng. Vậy cụ thể các tiêu chuẩn đó là gì hãy cùng ASIE E&C tìm hiểu ngay sau đây.
Trước tiên thiết kế nền nhà xưởng cần tuân thủ theo TCVN 2737: 1995 về công nghệ tải trọng cũng như điều kiện địa chất tại nơi thi công. Công tác này cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp bạn biết được nền đất có yêu hay không để tìm các biện pháp giải quyết.
Ngoài ra, tùy vào mục đích hoạt động sau này của chủ doanh nghiệp, nền công trình sẽ được làm bằng các vật liệu khác nhau. Cụ thể chúng ta có thể chia thành các loại như sau: nền bê tông, nền cốt thép, nền bê tông có phoi thép chịu va chạm, nền lát gạch xi măng, nền lát ván gỗ… Trong đó nền bê tông được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất bởi nhu cầu đáp ứng những điều kiện khác nhau của nó. Đối với nền bê tông bạn cần tuân thủ các tiêu chuẩn sau:
- Chiều dài của mỗi ô bê tông phải nhỏ hơn 0,6 m điều này giúp khả năng chịu đựng các máy móc sau này được tốt hơn.
- Giữa mỗi ô bạn cần phải chè bằng bi tum.
- Ngoài ra lớp bê tông lót cần được đảm bảo độ dày ít nhất phải là 0,1m.
Một tiêu chuẩn cuối cùng trong xây dựng nền công xưởng đó là những nền kho, bãi tại vị trí cầu cạn dùng để bốc dỡ vật liệu rời phải bằng phẳng, bề mặt nền phải có lớp lót cứng, đảm bảo thoát nước nhanh.
2. Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng nhà xưởng công nghiệp
Móng chính là nền tảng và điều kiện để giúp công trình được vững chắc. Do đó, những đòi hỏi về phần móng nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết. Cụ thể nhằm đảm bảo các yêu cầu về trọng tải hay điều kiện địa chất của công trình thì phần móng cần tuân theo quy định TCVN 2737 : 1995.
Ngoài ra, phần móng được xác định là chất lượng khi và chỉ khi thiết kế của nó phù hợp với các tính chất và đặc điểm cơ lý của đất nền cũng như các đặc trưng của điều kiện tự nhiên tại khu vực, Trong đó, độ cao của phần mặt trên của móng phải được thiết kế sao cho thấp hơn phần nền của công trình.
Độ chênh lệch cần tùy thuộc vào từng loại cột của phần móng cụ thể: đối với cột thép sẽ là 0,2 m. 0,5 m đối với cột khung chèn tường, còn đối với cột bê tông cốt thép sẽ là 0,15m. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến một số tiêu chuẩn khác của phần móng đó là:
- Độ cao của đế cột thép giữa hành lang và cầu cạn đỡ phải có thiết kế cao hơn sàn nền từ 0,2m trở nên.
- Phần móng cột tại các khe co giãn và các phân xưởng có kế hoạch mở rộng sau khi hoạt động nên được thiết kế chung hai cột liền nhau.
Ngoài ra bạn cũng cần phải quan tâm đến thiết kế lớp bảo vệ lớp móng. Cụ thể các vật liệu làm móng nên sử dụng các vật liệu chịu nhiệt tốt. Bên cạnh đó để tránh bị ăn mòn sau quá trình hoạt động, bạn cần có những biện pháp nhất định để chống ăn mòn.
3. Tiêu chuẩn thiết kế mái nhà xưởng và cửa mái
Phần tiếp theo ASIE muốn đề cập cho bạn đó là những tiêu chuẩn liên quan đến việc thiết kế mái nhà xưởng và cửa mái. Cũng như các các phần khác của công trình, phần mái cũng có những tiêu chuẩn thiết kế riêng của nó. Cụ thể độ dốc của mái sẽ phụ thuộc vào vật liệu làm nó:
- Đối với mái được làm bằng xi măng amiăng thì độ dốc rơi vào khoảng 30 đến 40%.
- Còn đối với phần mái được làm tôn múi là 15 đến 20%.
- Con số này ở một mái lợp ngói sẽ là 50 đến 60%.
- Ngoài ra công trình có mái được lợp bằng các tấm bê tông cốt thép độ dốc chỉ rơi vào khoảng 5 đến 8%.
Về phần thiết kế cấp thoát nước mưa cũng có những tiêu chuẩn riêng cho từng loại vật liệu lợp mái khác nhau:
- Đối với các công trình có thiết kế mái nhiều nhịp thì hệ thống thoát nước có thể được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài với hệ thống thoát nước chung của công trình.
- Đối với các công xưởng có mái một nhịp thì nước mưa sẽ được chảy tự do mà không cần đến hệ thống thoát nước riêng cho mái. Tuy nhiên nếu chiều cao phần cột nhà từ 5,5m trở nên thì bạn cần phải thiết hệ thống máng dẫn nước xuống.
Các yêu cầu khác bạn cần chú ý đó là cửa mái không được lớn hơn 48m và cần phải lắp kính cố định cho phần này. Nếu công trình không có cửa mái thì công trình một nhịp hoặc hai nhịp cần được thiết kế sao cho ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Nếu trường hợp công trình có cửa thông gió thì công trình khi hoạt động có thể sinh nhiều nhiệt và hơi ẩm.
4. Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng
Cũng như các phần trên, tùy vào từng công trình công nghiệp khác nhau thì sẽ có loại tương khác nhau sao cho phù hợp với quá trình hoạt động sau này. Cụ thể có 3 loại tường thông dụng trong các nhà xưởng công nghiệp là tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung.
Chú ý tiếp theo trong phần tường của công trình đó là thiết kế phần chân tường. Cụ thể đối với phần này bạn cần thiết kế bao gồm phần chống nước mưa bằng cách sử dụng bi tum hay một số vật liệu chống thấm khác.
Ngoài ra, lớp chống ẩm này làm bằng vữa xi măng với độ dày vào khoảng 20cm. Phần vách ngăn bạn có thể lựa chọn các vật liệu nhựa bê tông cốt thép hoặc tấm gỗ dán, lưới thép có khung gỗ hoặc khung thép…
5. Tiêu chuẩn thiết kế cửa sổ và cửa đi của xưởng
Phần tiếp theo bạn cần quan tâm đó là cửa sổ và cửa đi của công trình. Cụ thể các tiêu chuẩn cho hai phần này bao gồm các yêu cầu sau:
- Cửa đi cần được mở ra phía ngoài, đây là yêu cầu cơ bản mà bạn cần biết. ngoài ra cửa ra vào cần có kích thước tùy thuộc vào các loại hình vận tải được sử dụng khi doanh nghiệp hoạt động.
- Tiếp theo bạn cần lưu ý tới độ cao của cửa phải cao ít nhất từ 2,4m trở nên so với mặt sàn.
- Về phần cửa sổ của công xưởng cần được thiết kế hệ thống đóng và mở cửa bằng cơ khí.
6. Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng khác
Ngoài những tiêu chuẩn trên thì chúng ta cũng cần lưu ý một số những yêu cầu khác của nhà xưởng công nghiệp như:
- Các tiêu chuẩn liên quan đến hệ thống điện của công trình nhằm đảm bảo an toàn và tính ứng dụng cao.
- Một yếu tố không thể thiếu trong các nhà xưởng công nghiệp đó là hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cụ thể khi thiết kế bạn cần đảm bảo tuân thủ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.
- Và cuối cùng là tiêu chuẩn thiết kế về các hệ thống như camera an ninh, hệ thống chống sét hay hệ thống xử lý rác thải…
7. Các TCVN về thiết kế nhà xưởng công nghiệp
- TCXD 16-1986 – Chiếu sáng nhân tạo ở công trình dân dụng
- TCVN – 4474 1987 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thoát nước bên trong công trình
- TCVN – 4513 – 1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Cấp nước bên trong công trình
- TCVN 4605 – 1988 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu ngăn che, kỹ thuật nhiệt
- TCXD 29 – 1991 – Chiếu sáng tự nhiên ở công trình dân dụng
- TCXD 25 – 1991 – Tiêu chuẩn thiết kế – Đặt đường dây dẫn điện tại công trình công cộng.
- TCXD 27 – 1991 – Tiêu chuẩn thiết kế – Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng
- TCVN 5687 – 1992 – Tiêu chuẩn thiết kế – Lắp đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng
- TCVN 5687 – 1992 – Tiêu chuẩn thiết kế – Thông gió điều hoà không khí
- TCVN 5760 – 1993 – Yêu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy
- TCVN 5783 – 2001 – Yêu cầu lắp đặt kỹ thuật – Hệ thống báo cháy nổ
- TCVN 6160 – 2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Phòng cháy chữa cháy
- TCXDVN 356 – 2005 – Tiêu chuẩn thiết kế – Kết cấu BT và BTCT
- TCXDVN 338 – 2005 – Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và kết cấu thép VN
- TCVN 2737 – 2006 – Tiêu chuẩn thiết kế – Tải trọng tác động
- TCVN 46 – 2007 – Hướng dẫn kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho công trình xây dựng
- TCXDVN 394-2007 – Phần an toàn – Thiết kế và lắp đặt trang thiết bị điện
- TCVN 4319 – 2012 – Nguyên tắc thiết kế – Nhà và công trình công cộng
- TCVN 4514 – 2012 – TC thiết kế – Xí nghiệp công nghiệp, tổng mặt bằng
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp. Hy vọng với những thông tin chúng tôi mang đến đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích liên quan đến vấn đề nhà xưởng công nghiệp. Chúc bạn sớm sở hữu một công trình với thiết kế như ý muốn của mình.